ErrorException Message: Argument 2 passed to WP_Translation_Controller::load_file() must be of the type string, null given, called in /home/tonghopmeovat.com/public_html/wp-includes/l10n.php on line 838
https://tonghopmeovat.com/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/sidecar/classes/ Mẹo Chữa Viêm Phổi Cho Bé An Toàn Nhất Tại Nhà - Tổng Hợp Mẹo Vặt

Mẹo Chữa Viêm Phổi Cho Bé An Toàn Nhất Tại Nhà

Có nên áp dụng các Mẹo Chữa Viêm Phổi Cho Bé tại nhà hay không? Viêm phổi là một trong những bệnh lý hàng đầu khiến trẻ em nhập viện, thậm chí có thể đe dọa tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện, chăm sóc, điều trị đúng cách. Chính vì vậy khi trẻ có các biểu có các biểu hiện cảnh báo bệnh viêm phổi như sốt, ho, mệt mỏi, sổ mũi, thở nhanh bất thường… cha mẹ cần làm gì, cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà như thế nào cho đúng cách, cùng tonghopmeovat.com tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về bệnh viêm phổi thường gặp ở trẻ em

Cùng tìm hiểu tổng quan về căn bệnh viêm phổi. Đây là căn bệnh nếu không được điều trị kịp thời và nhanh chóng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân

Viêm phổi ở trẻ thường bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

  • Vi khuẩn: Đây là những nguyên nhân chủ yếu gây viêm phổi ở trẻ, bao gồm vi khuẩn phế cầu và haemophilus influenzae. Ngoài ra, còn có tụ cầu khuẩn, liên cầu và vi khuẩn E. coli.
  • Virus: Virus phổ biến gây viêm phổi ở trẻ thường là virus hợp bào hô hấp hoặc virus cúm. Trẻ trên 5 tuổi thường là đối tượng mắc virus mycoplasma.
  • Ký sinh trùng, nấm: Loại nấm phổ biến gây tưa lưỡi ở trẻ là Candida albicans, có khả năng lan qua đường hô hấp và gây ra viêm phổi.

Triệu chứng

Những dấu hiệu của viêm phổi ở trẻ thường tương tự những triệu chứng của các vấn đề hô hấp. Ngoài ra, có một số biểu hiện như:

  • Sốt cao
  • Ho
  • Thở nhanh
  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Chán ăn, quấy khóc
  • Da xanh xao, nhợt nhạt
  • Tím tái môi, đầu ngón tay
  • Rối loạn ý thức

Tại sao bệnh viêm phổi lại nguy hiểm đối với trẻ?

Bệnh viêm phổi là một mối nguy hiểm đối với trẻ nhỏ vì nhiều lý do khác nhau. Hệ miễn dịch của trẻ thường còn non nớt và chưa hoàn thiện như người lớn, làm tăng khả năng tổn thương khi mắc bệnh này. Viêm phổi có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phế quản, viêm xoang và thậm chí viêm màng não, đặc biệt nguy hiểm cho sự phát triển của trẻ.

Trong giai đoạn phát triển, hệ hô hấp của trẻ vẫn đang phát triển, nên viêm phổi có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của phổi và các cơ quan liên quan. Căn bệnh này ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy và loại bỏ khí carbonic trong cơ thể, gây khó thở và mệt mỏi. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc học và các hoạt động hàng ngày của trẻ.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm phổi có thể lan sang các cơ quan khác, gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm màng tim và viêm hệ thần kinh. Viêm màng tim có thể làm suy yếu hệ tim mạch và ảnh hưởng đến nhịp tim, trong khi viêm hệ thần kinh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh, có tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như tinh thần của trẻ.

Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của viêm phổi, tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời và tuân theo đơn thuốc cũng như hướng dẫn điều trị là vô cùng quan trọng. 

Mẹo Chữa Viêm Phổi Cho Bé tại nhà chính xác và hiệu quả

Mẹo Chữa Viêm Phổi Cho Bé tại nhà chính xác và hiệu quả
Mẹo Chữa Viêm Phổi Cho Bé tại nhà chính xác và hiệu quả

Trẻ bị viêm phổi có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là nhiễm siêu vi, do vi trùng hoặc do hít sặc thức ăn, đầu hôi và các dị vật. Một khi đã bị viêm phổi, trẻ cần được quan sát và chăm sóc kỹ lưỡng hơn so với khi mắc những căn bệnh thông thường phổ biến khác. 

Nhiều trường hợp, trẻ mắc bệnh không nhất thiết phải nằm viện để điều trị mà có thể chữa trị tại nhà. Tuy nhiên, ba mẹ cần bắt buộc phải đưa trẻ đến khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh và hướng dẫn chữa và uống thuốc đúng cách. Trong trường hợp trẻ có nằm viện hay điều trị tại nhà thì cha mẹ cũng vẫn cần lưu ý những cách chăm sóc trẻ như sau:

Hạ sốt cho trẻ

Hạ sốt là bước chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng phải nắm rõ. 

Nếu trẻ sốt dưới 38.5 °C thì ba mẹ có thể hạ sốt cho trẻ nhỏ bằng cách tích cực chườm ấm, lưu ý chủ yếu tại các vùng nách, đồng thời cởi bớt quần áo, chăn mền, tất cho trẻ. Đồng thời cần mặc quần áo rộng rãi và cho trẻ uống nhiều nước để tránh cho tình trạng cơ thể trẻ bị mất nước. Trong trường hợp trẻ quấy khóc và không muốn chườm ấm, ba mẹ có thể cho trẻ ngồi trong chậu nước ấm để có thể hạ dần thân nhiệt.

Nếu trẻ sốt trên 38.5 °C ba mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ sau khi tham khám. Những loại thuốc hạ sốt hay được kê đơn cho trẻ nhỏ nhiều thường là paracetamon dưới dạng siro, gói hoặc viên nhét hậu môn.

Vỗ lưng giúp cho trẻ bài tiết đờm tốt hơn

Để hỗ trợ trẻ nhỏ bài tiết đờm hiệu quả hơn trong trường hợp ho có đờm nên ba mẹ có thể áp dụng phương pháp vỗ lưng cho trẻ. Đây là cách giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi và giúp phổi giãn nở tốt hơn nên làm cho đờm trong phế quản cũng từ đó mà long ra, nhờ đó có thể sẽ thải ra ngoài dễ dàng hơn.

Thời điểm tốt nhất để ba mẹ có thể vỗ lưng cho trẻ là trước khi  ăn hoặc sớm nhất là sau khi cho trẻ ăn 1 giờ để tránh gây ra hiện tượng nôn. Thao tác tương đối đơn giản, bàn tay của mẹ chỉ cần gập ở chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại, giữ ngón cái ép vào ngón trỏ và vỗ trên lưng bé từ bên trái sang bên phải trong khoảng thời gian từ 3  đến 5 phút tại mỗi khu vực. Lưu ý, ba mẹ không vỗ vào các vùng xương ức, xương sống hay dạ dày của bé nhé.

Hướng dẫn bé ho đúng cách

Hướng dẫn bé ho đúng cách
Hướng dẫn bé ho đúng cách

Ho là hoạt động giúp làm cho thông thoáng đường thở của bé, đồng thời đẩy chất tiết ra khỏi phổi một cách dễ dàng hơn. Với trẻ lớn, cha mẹ nên hướng dẫn cho trẻ ho sau khi thực hiện theo tác vỗ lưng vào từng khu vực. Nếu trẻ chưa ngừng ho, cha mẹ lưu ý chưa vỗ tiếp nhé.

Cụ thể, khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà, cha mẹ cần hỗ trợ trẻ ho theo các bước như sau:

  • Cho trẻ ngồi dậy, sau đó hướng dẫn trẻ đầu ngả nhẹ về phía sau.
  • Không ho ở cổ họng.
  • Hướng dẫn trẻ hít hơi vào lần nữa, tiếp tục ho trước khi khạc được đờm ra ngoài.

Đối với trẻ còn quá nhỏ, không tự khạc đờm được thì cha mẹ có thể nhờ các nhân viên y tế sử dụng máy hút đờm giúp trẻ một cách dễ dàng hơn.

Chườm ấm

Để hạ sốt cho trẻ, chườm ấm toàn thân có thể giúp. Hãy liên tục kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ, đặc biệt là vào ban đêm. Khi nhiệt độ vượt quá 38.5 độ C, việc sử dụng thuốc để giảm sốt là điều cần thiết, tuy nhiên, cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng thích hợp.

Uống nước ấm

Việc uống đủ nước ấm không chỉ giúp hạ sốt mà còn giảm tắc nghẽn đường hô hấp. Điều này giúp trẻ dễ ho và loại bỏ đờm, làm giảm đi các triệu chứng khó chịu ban đầu.

Ăn nhiều hoa quả, rau xanh

Khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi, mẹ có thể thử đổi vị và tạo cảm hứng cho bé bằng việc chuẩn bị nước ép từ rau củ quả giàu dinh dưỡng. Điều này không chỉ khuyến khích bé ăn uống mà còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình phục hồi khỏi bệnh viêm phổi. Nước ép từ dưa chuột, rau bina, cà rốt và củ dền không chỉ cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn có tính kháng khuẩn và chống vi khuẩn, giúp đối phó với tác nhân gây viêm phổi tốt hơn.

Chú ý đến vệ sinh cho trẻ

Bên cạnh các cách chăm sóc cho trẻ bị viêm phổi tại nhà được nêu trên, việc vệ sinh đúng cách sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và nhanh hồi phục hơn. Các lưu ý vệ sinh cho trẻ như các lưu ý sau:

  • Nhỏ mũi hằng ngày (khoảng 4 đến 5 lần trong một ngày) bằng nước muối sinh lý cho trẻ, đặc biệt là trong khoảng thời gian trước khi cho trẻ ăn hoặc cho trẻ đi ngủ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước ấm để bù nước và giúp đờm loãng hơn, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Chia nhỏ các bữa ăn của trẻ ra, và lựa chọn các thức ăn giàu dinh dưỡng, mền, dễ tiêu hóa và dễ nuốt xuống cổ. 
  • Cho trẻ nghỉ ngơi và nằm trong môi trường thoáng đãng, sạch sẽ, yên tĩnh và có ít ánh sáng.
  • Khi vệ sinh mũi cho bé, ba mẹ nên dùng khăn giấy loại dùng 1 lần, tránh dùng khăn sữa cho trẻ sơ sinh nhiều lần vì có thể tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh nặng hơn.
  • Cho trẻ bị bệnh nằm nghiêng và kê gối cao hơn so với thông thường một chút khi nằm ngủ.
  • Không thực hiện việc hút mũi cho trẻ bằng mũi vì vi khuẩn trong khoang miệng của người lớn có thể gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại cho trẻ.
  • Khi trẻ bị nôn trớ ba mẹ nên tiến hành vỗ nhẹ lưng cho trẻ để hỗ trợ tống khứ các chất lạ ra khỏi đường thở. 
  • Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống các loại thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.

Chế độ ăn của trẻ khi bị viêm phổi

Chế độ ăn của trẻ khi bị viêm phổi
Chế độ ăn của trẻ khi bị viêm phổi

Đối với bệnh viêm phổi, đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong. Khi mắc bệnh viêm phổi, các triệu chứng của bệnh có thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và sút cân một cách nhanh chóng. Vì thế, một chế độ ăn dinh dưỡng đầy đủ là điều vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị trẻ bị viêm phổi.

Song song với việc áp dụng các cách chăm sóc trẻ viêm phổi tại nhà, cha mẹ cũng cần tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều protein để nâng cao thể trạng, và ngăn ngừa biến chứng. Đối với trẻ nhỏ cần tăng cường cho bú sữa mẹ nhằm tăng sức đề kháng.

Dưới đây là những thực phẩm mà ba mẹ có thể nên lưu ý để có trong thực đơn hằng ngày của trẻ khi trẻ bị mắc bệnh viêm phổi:

Thực phẩm giàu protein

Protein là thành phần giúp hình thành, duy trì, và có chức năng tái tạo cơ thể. Nếu thiếu protein sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng hoặc mắc bệnh do sức đề kháng bị suy giảm. Đối với trẻ bị viêm phổi, việc bổ sung protein sẽ giúp hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi cơ thể. Ba mẹ nên chọn thêm vào bữa ăn cho bé bằng những thực phẩm giàu protein ít chất béo như  thịt da cầm không da, thịt trắng, các loại đậu và hạn chế các thịt đỏ vì có thể khiến tình trạng viêm phổi  trở nên trầm trọng hơn.

Thực phẩm giàu vitamin A

Thực phẩm giàu vitamin A có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp đề kháng cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus hoặc vi khuẩn, trong đó có viêm phổi. Vitamin A cũng đóng vai trò bảo vệ niêm mạc đường hô hấp. Điều này làm nên sự quan trọng của việc bổ sung đủ lượng vitamin A trong quá trình chăm sóc trẻ mắc viêm phổi.

Các nguồn thực phẩm giàu vitamin A phù hợp cho việc chế biến thức ăn cho trẻ bị viêm phổi bao gồm rau xanh sâu như rau ngót, rau muống, rau xà lách, rau diếp; cũng như các loại củ, quả có màu sắc rực rỡ như gấc, hồng, xoài, đu đủ, bí đỏ. Khi chuẩn bị thực phẩm, có thể kết hợp thêm dầu hoặc mỡ để giúp cơ thể hấp thu vitamin A một cách tốt nhất.

Thực phẩm giàu chất khoáng và các loại vitamin

Thực phẩm giàu chất khoáng và các loại vitamin
Thực phẩm giàu chất khoáng và các loại vitamin

Rau củ quả chứa nhiều chất khoáng và vitamin sẽ vừa giúp bổ sung dinh dưỡng, vừa có thể tăng đề kháng, kháng viêm cho trẻ viêm phổi. Các loại rau, củ, quả có màu đậm như cải xoăn, bông cải xanh, cải bó xôi, rau ngót… và các loại trái cây giàu vitamin như cam, nho, đu đủ, dâu tây, táo, lê, chuối,… để bổ sung dinh dưỡng cho bé.

Ăn thức ăn lỏng và uống nhiều nước

Trẻ bị viêm phổi nên ăn thức ăn lỏng và uống nhiều nước như cháo, súp để giúp trẻ dễ ăn, và dễ tiêu hóa hơn. Cho trẻ cần uống đủ nước, nếu sốt cao có thể cho trẻ uống Oresol để bù nước và tăng chất điện giải cho bé. Ngoài việc ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, cần tránh cho trẻ ăn thức ăn chiên, xào, nướng chứa nhiều gia vị, dầu mỡ. Cũng nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn như thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích và thực phẩm chứa nhiều đường.

Khi nào cần đưa trẻ bị viêm phổi tới bệnh viện thăm khám

Khi trẻ có các biểu hiện của bệnh viêm phổi thì ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Trong quá trình ba mẹ điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà nếu trình trạng không thuyên giảm và có các dấu hiệu trở nặng dưới đây cũng cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay lập tức:

  • Trẻ cảm thấy mệt mỏi hơn.
  • Thở gấp và nhanh hơn.
  • Khó thở hơn.
  • Co rút lồng ngực.
  • Bú kém hoặc không bú được.
  • Sốt cao liên tục không giảm

Phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ

  • Ba mẹ có thể ngăn ngừa một số loại bệnh viêm phổi thông qua việc sử dụng vaccine. Tiêm chủng ngừa định kỳ cho trẻ từ 2 tháng tuổi giúp phòng ngừa viêm phổi do Haemophilus influenzae và ho gà (vaccine 5 trong 1). Việc tiêm vaccine phòng cúm được khuyến khích cho trẻ khỏe mạnh từ 6 tháng tuổi, lặp lại hàng năm mà không bị hạn chế về độ tuổi. Vaccine phòng phế cầu cũng cần được quan tâm, đặc biệt nên bắt đầu từ khi trẻ được 6 tuần tuổi. Đối với trẻ có các bệnh mãn tính như bệnh tim, phổi hoặc hen suyễn, việc tiêm phòng cần được thực hiện đầy đủ.
  • Ngoài việc chủng ngừa, việc duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ cũng quan trọng. Tránh việc hút thuốc và nấu nướng tạo nhiều khói bụi trong không gian có trẻ nhỏ. Cần tạo khoảng cách an toàn giữa trẻ và những người bị bệnh để tránh lây lan bệnh.
  • Nơi ở của trẻ cần có ánh sáng tự nhiên, thông thoáng và lưu thông không khí tốt. Khi sử dụng điều hòa, điều chỉnh nhiệt độ sao cho chênh lệch với ngoại cảnh khoảng 5-7°C giúp trẻ dễ thích nghi và tránh sốc nhiệt.
  • Theo dõi kỹ các dấu hiệu bệnh viêm đường hô hấp như ho, sốt, nước mũi, khó thở và các biểu hiện khác như tiêu chảy, ăn kém, tăng cân chậm để chăm sóc và điều trị kịp thời.
  • Trong thai kỳ, việc khám thai đầy đủ rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển tốt cho thai nhi. Các mẹ cần có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như protein, chất béo, vitamin, khoáng chất. Cho trẻ bú mẹ từ khi mới sinh đến 2 tuổi giúp phát triển toàn diện và củng cố hệ miễn dịch.

Kết luận

Viêm phổi là mối đe dọa cho sức khỏe không chỉ đối với trẻ em mà còn cả ở người lớn. Vậy nên khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra, chuẩn đoán và điều trị đúng cách. Hy vọng bài viết về Mẹo Chữa Viêm Phổi Cho Bé đã thực sự hữu ích cho bạn trong quá trình chăm sóc bé bị viêm phổi nhé!

Related Posts

Mẹo Chữa Són Tiểu Sau Sinh Đơn Giản Nhất Cho Mẹ

Những Phương Pháp Mẹo Chữa Són Tiểu Sau Sinh Tại Gia

Liệu mẹo chữa són tiểu sau sinh có thực sự hiệu quả hay không? Són tiểu sau sinh là hiện tượng mất khả năng kiểm soát việc…

11 Mẹo Cho Mẹ Bầu Để Có Một Thai Kỳ Khỏe Mạnh

TỔNG HỢP Mẹo Cho Mẹ Bầu Để Có Một Thai Kỳ Khỏe Mạnh Bạn Nên Biết

Các mẹ bầu hoặc chị em phụ nữ có kế hoạch mang thai thì chớ bỏ qua bài viết này về Mẹo Cho Mẹ Bầu nhé. Trong…

Mẹo Chữa Dị Ứng Thời Tiết Tại Nhà

Mẹo Chữa Dị Ứng Thời Tiết Tại Nhà Những Phương Pháp Hiệu Quả Nhất

Bạn đang tìm những Mẹo Chữa Dị Ứng Thời Tiết Tại Nhà? Những tổn thương trên bề mặt da như nổi mẩn ngứa, nổi mề đay là…

Cách Chữa Viêm Tai Giữa Bằng Sáp Ong Hiệu Quả Nhất

Cách Chữa Viêm Tai Giữa Bằng Sáp Ong Hiệu Quả Nhất

Từ xưa nhiều người đã rỉ tai nhau Cách Chữa Viêm Tai Giữa Bằng Sáp Ong. Sáp ong là thành phần nằm bên trong của tổ ong,…

Mẹo Chữa Bớt Ở Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Lành Tính

Mẹo Chữa Bớt Ở Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Lành Tính

Việc xuất hiện của các vết bớt trên cơ thể trẻ sơ sinh khiến không ít các bậc phụ huynh gây ra tâm lý lo lắng và…

Mẹo Chữa Đau Xương Cụt AN TOÀN Và HIỆU QUẢ Tại Nhà

Mẹo Chữa Đau Xương Cụt AN TOÀN Và HIỆU QUẢ Tại Nhà

Bạn có thể áp dụng các mẹo chữa đau xương cụt tại nhà hay không? Đau xương cụt là một bệnh lý phổ biến thường có thể…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Index