ErrorException Message: Argument 2 passed to WP_Translation_Controller::load_file() must be of the type string, null given, called in /home/tonghopmeovat.com/public_html/wp-includes/l10n.php on line 838
https://tonghopmeovat.com/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/sidecar/classes/ TỔNG HỢP Mẹo Cho Mẹ Bầu Để Có Một Thai Kỳ Khỏe Mạnh Bạn Nên Biết - Tổng Hợp Mẹo Vặt

TỔNG HỢP Mẹo Cho Mẹ Bầu Để Có Một Thai Kỳ Khỏe Mạnh Bạn Nên Biết

Các mẹ bầu hoặc chị em phụ nữ có kế hoạch mang thai thì chớ bỏ qua bài viết này về Mẹo Cho Mẹ Bầu nhé. Trong bài viêt ngày hôm nay hãy cùng tonghopmeovat.com tìm hiểu về những mẹo hay cho mẹ bầu để mẹ bầu luôn trong trạng thái khỏe mạnh suốt thai kỳ mẹ nhé.

Mẹo cho mẹ bầu đảm bảo sức khoẻ tốt trong thời gian thai kì

Bổ sung các loại vitamin trước khi mang thai

Hệ thống thần kinh, trong đó đặc biệt là bộ não và cột sống của em bé sẽ hình thành và phát triển ngay từ những ngày đầu tiên mẹ mang thai. Chính vì vậy, chị em phụ nữ phải bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như axit folic, can xi, sắt, kẽm… Đây là những nguyên liệu tiền đề để tạo nền tảng cho quá trình phát triển toàn diện cho thai nhi. Đây là một việc rất cần thiết và quan trọng giúp chăm sóc tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Hãy lên kế hoạch kĩ lưỡng từ bước này để có một thai kỳ mẹ và bé cùng khỏe mạnh.

Lưu ý, các mẹ tốt nhất nên đi khám sức khỏe trước khi quyết định mang thai, nhờ đó có thể yêu cầu bác sĩ kê toa thuốc phù hợp sao cho phù hợp với thể trạng nhất.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên

Để có một thai kỳ lành mạnh và toàn diện thì một mẹ bầu năng động cần tạo cho mình thói quen tập thể dục hàng ngày. Thói quen này giúp mẹ  kiểm soát được cân nặng của chính mình, cải thiện quá trình lưu thông máu để ngủ ngon, giữ vóc dáng trước và sau sinh, cũng như có ảnh hưởng nhất định đến tâm trạng mỗi ngày của thai phụ trong suốt quá trình mang thai.

Những môn thể thao nhẹ nhàng nhưng vẫn hiệu quả mà mẹ bầu có thể áp dụng như yoga, bơi lội, và đi bộ. Tuy nhiên cần lưu ý rằng trước khi luyện tập, chị em nên đi kiểm tra sức khỏe và nhận được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa trước đã nhé!

Viết ra những dự định cho ngày sinh

Các mẹ cũng có thể viết ra một bản kế hoạch cụ thể để chuận bị ngày lâm bồn như: Mong muốn sinh ở bệnh viện nào, ngày sinh với sự hiện diện của những ai, những vật dụng nào cần thiết khi sinh… Nếu kĩ càng hơn thậm chí nên viết ra số điện thoại hãng taxi bạn sẽ gọi để tới bệnh viện.

Đừng vội nghĩ đây là một mẹo đơn giản, và không cần thiết. Khi viết ra những điều nhỏ nhặt và cần làm cụ thể, bạn mới kịp thời phát hiện còn thừa thiếu chuyện nào để bổ sung.

Bản thân luôn trang bị kiến thức

Các mẹ mang thai nếu có thể nên tham gia học lớp tiền sản dù đây không phải là lần đầu tiên bạn mang thai. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn vì được chuẩn bị tốt kiến thức trong suốt thời gian mang thai và sẵn sàng ngày sinh nở sẽ đến.

Thực hành các bài tập Kegels

Thực hành các bài tập Kegels
Thực hành các bài tập Kegels

Bài tập Kegels giúp cho mẹ bầu tăng cường sự dẻo dai cho khung cơ xương chậu. Đồng thời có tác dụng rất tốt đến các cơ quan khác như bàng quang, ruột, và tử cung.

Khi thực hiện đúng động tác Kegels có thể giúp quá trình sinh nở của các mẹ diễn ra dễ dàng hơn và ngăn chặn được chứng tiểu són không mong muốn. Với các bài tập này thì không ai có thể biết bạn đang tập Kegels, vì vậy bạn có thể thực hành nó bất kỳ đâu và bất cứ lúc nào mà mình muốn.

Thay đổi các thói quen làm việc nhà

Các chị em đang mang thai cần lưu ý không nên làm những việc nhà nặng nhọc hoặc phải tiếp xúc nhiều với hóa chất, và môi trường nhiều vi khuẩn như:

– Nhấc và nâng vật nặng
– Dọn dẹp sân vườn nhằm tránh vi khuẩn toxoplasmosis, một bệnh do ký sinh trùng gây ra, chúng thường được phát hiện ở chó mèo
– Sử dụng các chất tẩy rứa có chứa các hóa chất mạnh
– Đứng gần ở nơi có nhiệt độ cao liên tục như: bếp lò nóng, bếp sưởi hay có sóng từ cao
– Nên sử dụng các biện pháp an toàn như có găng tay khi dọn dẹp nhà cửa. Và đừng quên rửa tay kỹ sau khi xử lý thịt sống.

Theo dõi cân nặng

Theo dõi cân nặng
Theo dõi cân nặng

Việc tăng cân khi mang thai là điều hoàn toàn đương nhiên nhưng nếu tăng cân quá đà sẽ khiến chị em khó trong việc giảm cân sau sinh và có những mặt tiêu cực khác đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Sau đây là một số ý kiến mà các chuyên gia đã khuyến cáo về cân nặng của thai phụ dựa trên chỉ số khối cơ thể của phụ nữ trước khi bước vào thời kỳ thai kỳ.

Cân nặng dưới tiêu chuẩn:

  • Trong mức 12,7-18 kg
  • Bình thường: Trong mức 11,3-15,9 kg
  • Thừa cân: Trong mức 6,8-11,3 kg
  • Béo phì: Trong mức 5,0-9,1 kg

Các mẹ cũng nên hường xuyên thăm khám và theo dõi cân nặng của mình đến đảm bảo tốc độ cân nặng ổn định và phù hợp.

Chọn giày dép phù hợp

Những thay đổi của cơ thể trong từng giai đoạn mang thai khiến cho kích cỡ chân của nhiều chị em cũng có sự thay đổi theo. Khi thai nhi ngày càng phát triển, điều này sẽ tạo áp lực lên đôi chân của thai phụ, càng về những tháng sắp sinh thì bàn chân còn có xuất hiện triệu chứng phù nề, sưng lên. Do đó mà lựa chọn những đôi giày thoái mải, chất liệu tốt và an toàn sẽ phù hợp với mẹ bầu hơn trong những tháng thai kỳ.

Thận trọng khi đén các cơ sở spa

Những mệt mỏi trên cơ thể của thai phụ trong thời gian mang thai có thể được nhà trị liệu massage đánh bay nhanh chóng. Tuy nhiên trước khi đi spa, chị em cần lưu ý những điều sau:

  • Tránh đến hay ở quá lâu trong các phòng tắm hơi.
  • Dầu massage có hương liệu đôi khi có thể gây co thắt tử cung,  hoặc gây dị ứng. Vì vậy mà mẹ bầu nên tham khảo ý kiến chuyên gia về độ an toàn của dầu massage trước khi sử dụng trên cơ thể mình.

Bổ sung những thực phẩm giàu folate

Bổ sung những thực phẩm giàu folate
Bổ sung những thực phẩm giàu folate

Axit folic là chất rất quan trọng cho sự phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi, trong đó có cả tủy sống. Do đó nó cũng có ý nghĩa quan trọng tạo ra các tế bào máu mới.

Vì vậy hãy bổ sung ngay axit folic khi chuẩn bị mang thai và suốt 9 tháng của thai kỳ. Axit folic thường có trong các thực phẩm tự nhiên được sử dụng nhiều hằng ngày như ngũ cốc, mầm lúa mì, măng tây, đậu lăng, cam, nước cam.

Đánh răng

Việc mang thai có thể gây ra các thay đổi trong miệng, làm cho răng và nướu dễ bị viêm, chảy máu và nhiễm khuẩn hơn. Để đảm bảo sức khỏe nướu, quan trọng là mẹ bầu cần đánh răng khoảng 2 lần mỗi ngày và sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng sau mỗi lần đánh răng.

Tâm trạng thoải mái nơi công sở

Kiểm tra lại chỗ ngồi của mình, mẹ bầu cần điều chỉnh tư thế ngồi sao cho thoải mái nhất có thể khi làm việc trước máy tính. Hãy thảo luận với sếp nếu bạn muốn giảm áp lực công việc hoặc tránh những nhiệm vụ cần sức lao động nặng nhọc và có hại, cả về thể chất và tinh thần.

Nói “không” với chất có cồn

Một hậu quả nghiêm trọng của việc sử dụng rượu, bia khi mang thai là gây ra hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai (Fetal alcohol spectrum disorders – FASD). Đây là một bệnh lý gây ra những ảnh hưởng suốt đời, làm cho thai nhi phát triển kém (ngay từ trong tử cung, sau khi sinh, hoặc cả hai), có các đặc điểm như khuôn mặt bất thường, các tình trạng dị tật tim và tổn thương hệ thần kinh trung ương. Những em bé mắc hội chứng FASD cũng có thể có đầu và não nhỏ bất thường, cùng với các khuyết tật bẩm sinh khác, đặc biệt là ở tim và cột sống.

Ngủ sớm

Tránh thói quen thức khuya khi đang mang thai, vì việc này có thể gây ra tình trạng thiếu ngủ, mệt mỏi, và căng thẳng. Những ảnh hưởng tiêu cực này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể có tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Hãy chú trọng đến giấc ngủ và đảm bảo thời gian nghỉ đủ để tăng cường sức khỏe của mẹ bầu và hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Giữ cho mình không bị mất nước

Quy tắc quan trọng cho bà bầu là duy trì việc uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày (tương đương khoảng 200ml/cốc). Hành động này không chỉ giúp làn da của mẹ giữ được độ ẩm và đàn hồi, mà còn có tác dụng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện của cơ thể mẹ và thai nhi. Nước không chỉ làm cho da trở nên mềm mại và đàn hồi, mà còn giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể và cung cấp môi trường lý tưởng cho sự phát triển của thai nhi.

Bổ sung thuốc thai kỳ theo đúng chỉ dẫn

Bà bầu cần tiêu thụ khoảng 400mcg axit folic mỗi ngày trong suốt 12 tuần đầu tiên khi mang thai. Ngoài ra, việc sử dụng các loại vitamin và thuốc bổ sung khác theo chỉ định của bác sĩ là điều quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Hãy tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ và không tự y bổ sung hoặc ngừng bổ sung thuốc mà không có sự hướng dẫn cụ thể từ chuyên gia y tế.

Tránh váy áo khít chặt ở eo

Trong thời kỳ mang thai, các mẹnên lựa chọn những bộ quần áo thoải mái. Sự thay đổi về vóc dáng và trọng lượng thường diễn ra nhanh chóng, vì vậy, việc chọn những bộ quần áo quá ôm sát không chỉ tạo cảm giác khó chịu cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự thoải mái của bé yêu.

Không được bỏ bữa sáng

Bữa sáng nên bao gồm những thực phẩm giàu protein và tinh bột, như cháo thịt, bánh mỳ, và trứng luộc. Việc này không chỉ cung cấp năng lượng cần thiết cho mẹ bầu mà còn giúp duy trì sự tỉnh táo và năng động suốt cả ngày dài. Ngoài ra bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng không chỉ quan trọng cho sức khỏe của bà bầu mà còn có tác động tích cực đến sự phát triển của thai nhi. Hãy đảm bảo chọn lựa thực phẩm đa dạng để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng và tạo cảm giác no lâu hơn trong ngày.

Tránh để bị đau lưng

Sử dụng một cái gối hỗ trợ đằng sau lưng khi làm việc văn phòng suốt cả ngày. Trong trường hợp phải nhấc đồ vật, hãy nhớ gập đầu gối thay vì cúi người xuống. Mẹ bầu cũng nên nhờ gia đình hoặc người thân xoa bóp lưng, vai, và cổ sau một ngày làm việc để giảm căng thẳng cơ bắp.

Chọn trang phục mát mẻ, thoải mái

Chọn trang phục mát mẻ, thoải mái cho người bầu
Chọn trang phục mát mẻ, thoải mái cho người bầu

Sự tăng cân khi mang thai có thể gây ra tăng lưu thông máu và tạo cảm giác nóng bức. Đặc biệt là trong mùa hè. Do đó điều cần thiết là chọn những trang phục được làm từ chất vải nhẹ, mát mẻ, và thấm mồ hôi như cotton hoặc các loại vải tự nhiên khác. Những chất liệu này giúp làn da “thở” tốt hơn, tạo cảm giác thoải mái và hạn chế tình trạng nóng bức khi mang thai.

Bổ sung chất xơ vào bữa ăn

Phụ nữ mang thai thường dễ gặp vấn đề về táo bón do hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại. Để giải quyết vấn đề này, mẹ bầu nên tăng cường ăn rau củ, quả và sử dụng các loại bánh, ngũ cốc giàu chất xơ để hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Nói không với các loại gia vị

Trong giai đoạn thai kỳ thứ ba, khi van dạ dày mở ra dễ gây chứng trào ngược, việc tránh các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn giàu chất béo và gia vị là vô cùng cần thiết và đáng được lưu ý.

Loại bỏ đồ uống có ga ra khỏi thực đơn hàng ngày

Cần tránh sử dụng đồ uống có ga, bởi những thức uống thường chứa nhiều đường và caffeine. Điều này không chỉ giúp duy trì mức đường huyết và cân nặng ổn định mà còn hỗ trợ giảm nguy cơ các vấn đề liên quan đến sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Thay vào đó, các mẹ nên lựa chọn các loại đồ uống như nước lọc, trà không caffein, và nước trái cây tươi để duy trì sự khỏe mạnh trong quá trình mang thai của mình.

Chăm chút tới làn da kĩ hơn

Sự biến đổi hormone trong thai kỳ có thể gây mất cân bằng dầu cho làn da. Do đó, việc chăm sóc da là quan trọng. Tuy nhiên, hãy chú ý chọn lựa mỹ phẩm an toàn phù hợp cho bà bầu để đảm bảo sự an toàn trong thời gian thai kỳ nhé.

Chọn áo lót

Bầu ngực sẽ tăng kích thước và cảm giác không thoải mái trong quá trình mang thai, do đó việc chọn áo lót co giãn và phù hợp là một lưu ý mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Thường khi bước vào quý II, áo ngực thông thường không còn đáp ứng đủ cho sự biến đổi của ngực nữa, chính vì vậy mà mẹ bầu nên dành thời gian để lựa chọn những chiếc áo ngực mới có chất liệu và kích thước phù hợp với thể trạng của mình hơn.

Tránh để bị trĩ

Nguy cơ mắc trĩ có thể tăng cao khi mẹ bầu gặp tình trạng táo bón. Để ngăn chặn tình trạng này, điều quan trọng nhất là duy trì mức nước cơ thể đủ và bổ sung chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày. Nếu tình trạng táo bón kéo dài, hãy tìm kiếm sự tư vấn y tế chuyên nghiệp để đảm bảo sức khỏe của mẹ trong quá trình mang thai nhé.

Ăn vặt khi bị nghén

Để giảm cơn buồn nôn trong thai kỳ, mẹ bầu nên duy trì việc ăn ít, chia bữa chính thành các bữa nhỏ nhưng đều đặn và chọn những thực phẩm nhẹ dễ tiêu hóa. Hạn chế tình trạng quá no hoặc quá đói nhằm giúp giảm nguy cơ nôn mệt và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và thai nhi.

Ăn chè mè đen

Nếu các mẹ bầu đang tìm kiếm thực phẩm hỗ trợ quá trình sinh nhanh có thể thử chè mè đen. Chè mè đen được khuyến khích ăn nhiều từ tuần 34-35 của thai kỳ để đạt hiệu quả tốt nhất cho quá trình sinh, giảm đau và hỗ trợ sinh thường.

Mè đen chứa nhiều protein, vitamin E, axit folic, và dầu, có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Ngoài ra, hsjt dinh dưỡng này còn giúp cải thiện sự lưu thông máu, hỗ trợ hệ tiêu hóa và kích thích quá trình sinh nhanh chóng. Các mẹ nên ăn chè mè đen 3 đến 4 lần mỗi tuần, mỗi lần chỉ ăn một bát nhỏ để đạt được hiệu quả cao nhất.

Uống nước dừa nóng

Uống nước dừa nóng
Uống nước dừa nóng

Một biện pháp khác giúp kích thích quá trình sinh nhanh cho mẹ bầu là uống nước dừa nóng. Khi cảm thấy cơn đau của quá trình chuyển dạ bắt đầu, mẹ có thể đun nóng một quả dừa trên bếp và lấy nước uống khi nước dừa ấm. Nước dừa mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe của mẹ bầu và cũng như có thể giúp kích thích quá trình sinh thường diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Uống nước lá tía tô

Trước một tuần so với ngày dự kiến sinh, mẹ bầu có thể chuẩn bị nước dùng từ lá tía tô hoặc lá khế để uống. Khi cảm thấy những cơn đau đầu tiên của quá trình chuyển dạ ập đến, mẹ nên uống nước lá tía tô để làm cho quá trình sinh đẻ trở nên nhẹ nhàng hơn. Với tip này thì mẹ bầu nên uống 3-4 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng nửa lít.

Nước lá tía tô có tác dụng làm mềm cổ tử cung, hỗ trợ quá trình sinh đẻ trở nên dễ dàng hơn và giúp bé chào đời một cách thuận lợi. Khi đã chuẩn bị đầy đủ, mẹ chỉ cần rặn đúng cách để đón em bé chào đời.

Massage bằng dầu dừa

Dầu dừa là một sản phẩm quen thuộc mà nhiều mẹ bầu ưa chuộng. Không chỉ làm chống rạn da mà dầu dừa còn được sử dụng để massage tầng sinh môn, giúp quá trình sinh nở trở nên nhẹ nhàng hơn. Việc sử dụng dầu dừa là hoàn toàn an toàn vì tính lành tính của nó mang lại, không gây kích ứng cho da mẹ. Mẹ có thể thực hiện việc massage nhẹ trong khoảng 5 phút để tăng đàn hồi cho tầng sinh môn, đồng thời giúp cổ tử cung co giãn dễ dàng hơn trong quá trình sinh thường.

Tắm bằng nước ấm

Khi tiến gần đến giai đoạn lâm bồn, việc tắm bằng nước ấm có thể giúp giảm đau đớn và khó chịu trong quá trình chuyển dạ. Đây cũng là cách hữu ích để loại bỏ căng thẳng và giảm stress. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tránh ngâm mình trong nước nóng quá lâu, vì điều này có thể gây hại cho thai nhi.

Nếu mẹ bầu có dấu hiệu vỡ nước ối, nên ngưng tắm và sử dụng băng vệ sinh để đóng kín. Quan trọng nhất là nhanh chóng đến bệnh viện để được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Ăn rau lang luộc

Rau lang, với tính chất mát và ngọt, là một lựa chọn rất tốt và phù hợp cho phụ nữ mang thai. Khi đến gần ngày sinh, mẹ bầu nên tăng cường ăn rau lang. Việc chế biến hai món rau lang luộc và nấu canh được ưu tiên hơn so với những món chứa dầu mỡ như rau lang xào. Bằng cách ăn nhiều rau lang trong những tháng cuối thai kỳ và duy trì chế độ sinh hoạt ổn định, mẹ bầu có thể giúp quá trình sinh thường của mình diễn ra nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn.

Ăn cà tím

Việc mẹ bầu ăn nhiều cà tím trong những tháng cuối thai kỳ có thể giúp cổ tử cung giãn nhẹ và giúp quá trình sinh thường diễn ra dễ dàng. Tuy nhiên, quan trọng là mẹ chỉ nên bắt đầu ăn cà tím vài ngày trước khi dự kiến sinh, vì việc tiêu thụ quá sớm có thể gây ra những hệ lụy nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Ngủ nhiều hơn

Theo nghiên cứu, mẹ bầu ngủ ít hơn 6 giờ trong những tháng cuối thai kỳ có thể mất thêm 11 giờ để sinh thường. Vì vậy, để giúp quá trình sinh nở trơn tru và thuận lợi nhất có thể, thai phụ cần đảm bảo ngủ ít nhất 7 giờ mỗi ngày, giúp duy trì sức khỏe và hỗ trợ quá trình chuyển dạ tốt hơn.

Trong giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu thường phải đối mặt với những cơn đau lưng và tình trạng ốm nghén, gây khó khăn cho việc ăn uống và ngủ nghỉ. Bụng bầu lớn cũng làm tăng khó khăn trong việc ngủ sâu và ngủ tròn giấc. Sử dụng gối ngủ dành cho bà bầu hoặc chọn giường rộng rãi và thoải mái có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu hơn rất nhiều.

Tìm tới bạn bè

Để giảm căng thẳng, các chuyên gia đề xuất bản thân mẹ bầu nên thường xuyên chia sẻ và trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp về quá trình mang thai, diễn biến thai nhi, hoặc cũng có thể tham gia vào các diễn đàn cộng đồng của nhóm mẹ đang mang thai để học hỏi kinh nghiệm. Việc này không chỉ giúp mẹ học hỏi từ những kinh nghiệm của người khác mà còn tạo ra một môi trường hỗ trợ, giảm áp lực và xả stress trong quá trình chuẩn bị cho sự xuất hiện của bé yêu nữa đấy.

Bổ sung nhiều trái cây tươi

Trái cây tươi, nước ép hoa quả bổ sung nhiều các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C giúp mẹ bầu làm không những đẹp da mà còn tăng khả năng đề kháng cho cơ thể, cũng như bổ sung nhiều năng lượng trong ngày cho mẹ.

Nhận biết thời điểm tới bệnh viện

Khi mang thai nên chú ý đến các triệu chứng bất thường để đến ngay bệnh viện tham khám và điều trị kịp thời.

Làm thế nào để biết thai nhi có đang phát triển khỏe mạnh

Làm thế nào để biết thai nhi có đang phát triển khỏe mạnh
Làm thế nào để biết thai nhi có đang phát triển khỏe mạnh

Cùng tìm hiểu những dấu hiệu để phát hiện con yêu của bạn đang khỏe mạnh phát triển không nhé:

Cân nặng của mẹ tăng dần: Tín hiệu cho thấy bé yêu đang phát trưởng vùn vụt là khi cân nặng của mẹ cũng đang tăng dần theo thời gian thai kỳ. Trong khoảng thời gian 3 tháng đầu mang thai, các mẹ sẽ có xu hướng tăng cân lên khoảng 10 đến 12 kg, tính cả thai nhi, bánh nhau, nước ối và cả thể tích của máu. Vì thế, các mẹ nên theo dõi cân nặng của mình thường xuyên mỗi tuần, song song với đó là tham khảo kiến thức y khoa về sự tăng trưởng của thai nhi để biết mức tăng trưởng sao cho phù hợp và an toàn.

Xuất hiện ốm nghén liên tục: Đây là một trong những dấu hiệu chứng tỏ rằng thai nhi đang khỏe mạnh. Ốm nghén sẽ bao gồm nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó có cả vấn đề như khó tiêu, ợ nóng và buồn nôn thường xuyên. Thời điểm này mũi của mẹ cũng trở nên thính hơn và cũng nhạy cảm. Trong giai đoạn này các mẹ đừng quên chú trọng việc ăn uống. Hãy ăn theo một thực đơn giàu chất dinh dưỡng cho mình và thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý cho cơ thể có nhiều sự thoải mái hơn.

Huyết áp và lượng đường ở mức phù hợp và an toàn: Đây là tín hiệu rằng thai nhi đang khỏe mạnh trong 3 tháng đầu tiên. Các mẹ có thể thường xuyên sử dụng máy đo huyết áp và đường huyết để kiểm tra sức khỏe của cả hai mẹ con dễ dàng hơn.

Đi tiểu tiện thường xuyên hơn: Các mẹ sẽ cảm thấy hơi khó chịu ở bàng quang , mệt mỏi khi phải đi tiểu nhiều hơn ngày thường, tuy nhiên đây là một trong những dấu hiệu điển hình cho thấy thai nhi của bạn đang phát triển khỏe mạnh lắm đấy. Trong 3 tháng đầu, thai nhi càng lớn sẽ càng chèn ép áp lực lên thành dạ dày và bàng quang khiến các mẹ thường xuyên xuất hiện có cảm giác muốn đi tiểu. Đây   là giai đoạn bạn phải bài tiết chất thải của cả thiên thần bé nhỏ nữa đấy.

Cơ thể bỗng mệt mỏi và đau nhức hơn: Trong thời gian 3 tháng đầu mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ trở nên mệt mỏi và đau nhức hơn so với bình thường. Điều này là bởi sự tăng trưởng của thai nhi có một số tác động lên một số cơ quan khiến cơ thể như cột sống, lưng, bụng…sẽ đau nhức. Tuy nhiên, nếu các mẹ cảm thấy quá đau đớn hay bất thường thì nên tham khám bác sĩ ngay bạn nhé.

Thai nhi chuyển động: Những chuyển động của thai nhi là một trong những dấu hiệu cho thấy bé yêu đang khỏe mạnh trong 3 tháng đầu đời.

  • Nếu thai có hơn 4 lần cử động trong khoảng thời gian 30 phút, 1 giờ hoặc trong 4 giờ có nhiều hơn 10 lần cử động thì đây đều là những dấu hiệu cho thấy thai nhi đang khỏe mạnh.
  • Nếu thai cử động ít hơn 4 lần, các mẹ nên nằm nghỉ và lắng nghe cử động của con trong vòng 2 đến 4 giờ.
  • Nếu thai cử động ít hơn 10 lần trong 4 giờ hoặc những cử động khá yếu thì nên đến ngay các cơ sở y tế để tham khám.

Kết luận

Trên đây là những bí kíp vàng mà các mẹ bầu cần ghi nhớ để có một thai kỳ bình thường và hoàn toàn khỏe mạnh em bé khỏe mạnh. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp các chị em có thêm những trang bị tốt hợn trong quá trình mang thai, cũng như học hỏi biết thêm những điều chưa biết để có cách khắc phục những tình trạng khó chịu trong thai kỳ. Chúc các mẹ bầu vui vẻ, thoải mái và có một thai kỳ thành công, khỏe mạnh!

Related Posts

Mẹo Chữa Són Tiểu Sau Sinh Đơn Giản Nhất Cho Mẹ

Những Phương Pháp Mẹo Chữa Són Tiểu Sau Sinh Tại Gia

Liệu mẹo chữa són tiểu sau sinh có thực sự hiệu quả hay không? Són tiểu sau sinh là hiện tượng mất khả năng kiểm soát việc…

Mẹo Chữa Dị Ứng Thời Tiết Tại Nhà

Mẹo Chữa Dị Ứng Thời Tiết Tại Nhà Những Phương Pháp Hiệu Quả Nhất

Bạn đang tìm những Mẹo Chữa Dị Ứng Thời Tiết Tại Nhà? Những tổn thương trên bề mặt da như nổi mẩn ngứa, nổi mề đay là…

Cách Chữa Viêm Tai Giữa Bằng Sáp Ong Hiệu Quả Nhất

Cách Chữa Viêm Tai Giữa Bằng Sáp Ong Hiệu Quả Nhất

Từ xưa nhiều người đã rỉ tai nhau Cách Chữa Viêm Tai Giữa Bằng Sáp Ong. Sáp ong là thành phần nằm bên trong của tổ ong,…

Mẹo Chữa Bớt Ở Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Lành Tính

Mẹo Chữa Bớt Ở Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Lành Tính

Việc xuất hiện của các vết bớt trên cơ thể trẻ sơ sinh khiến không ít các bậc phụ huynh gây ra tâm lý lo lắng và…

Mẹo Chữa Viêm Phổi Cho Bé An Toàn Nhất Tại Nhà

Mẹo Chữa Viêm Phổi Cho Bé An Toàn Nhất Tại Nhà

Có nên áp dụng các Mẹo Chữa Viêm Phổi Cho Bé tại nhà hay không? Viêm phổi là một trong những bệnh lý hàng đầu khiến trẻ…

Mẹo Chữa Đau Xương Cụt AN TOÀN Và HIỆU QUẢ Tại Nhà

Mẹo Chữa Đau Xương Cụt AN TOÀN Và HIỆU QUẢ Tại Nhà

Bạn có thể áp dụng các mẹo chữa đau xương cụt tại nhà hay không? Đau xương cụt là một bệnh lý phổ biến thường có thể…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Index