ErrorException Message: Argument 2 passed to WP_Translation_Controller::load_file() must be of the type string, null given, called in /home/tonghopmeovat.com/public_html/wp-includes/l10n.php on line 838
https://tonghopmeovat.com/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/sidecar/classes/ 3 Mẹo Dân Gian Khi Trẻ Rụng Rốn Giúp Bé Lanh Lợi Và Khỏe Mạnh - Tổng Hợp Mẹo Vặt

3 Mẹo Dân Gian Khi Trẻ Rụng Rốn Giúp Bé Lanh Lợi Và Khỏe Mạnh

Bên cạnh gen di truyền, chế độ dinh dưỡng khi mang thai và cách chăm sóc trẻ sau khi sinh, việc giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh được người xưa được cho là có thể góp một phần vào sự phát triển trí thông minh và sức khỏe của bé về sau.

Bạn có thắc mắc về việc giữ lại cuống rốn của trẻ sơ sinh và cách bảo quản khi rốn đã rụng? Cũng như dấu hiệu cần lưu ý sau khi trẻ rụng rốn hay không? Cách chăm sóc bé sau trong trường hợp này như thế nào? Hãy cùng tonghopmeovat.com tìm hiểu thông tin chi tiết về mẹo dân gian khi trẻ rụng rốn thông qua bài viết dưới đây.

Mất bao lâu thì trẻ rụng rốn?

Bé thường rụng rốn sau khoảng 8-10 ngày, và đến ngày thứ 15 thì rốn sẽ hoàn toàn rụng. Thời gian rụng rốn có thể khác nhau cho mỗi bé nên ba mẹ không cần lo lắng nếu rốn rụng sớm hoặc muộn hơn. Nếu không có dấu hiệu bất thường như sưng, đỏ, hoặc mủ, việc can thiệp để kích thích quá trình rụng rốn là không cần thiết. Để cho quá trình rụng rốn diễn ra tự nhiên là lđiều tốt nhất cho bé yêu. Sau khi rụng, lỗ rốn của bé có thể hơi đỏ, đây là điều hết sức bình thường và thường thì sẽ mất khoảng 2 tuần để rốn bé lành hoàn toàn.

Dấu hiệu rụng rốn ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Dấu hiệu rụng rốn ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Dấu hiệu rụng rốn ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Khi bé có dấu hiệu rụng rốn chậm, không cần quá lo lắng vì thời gian rụng rốn không phản ánh vấn đề gì về sức khỏe của bé. Chỉ khi be mẹ nhận thấy cuống rốn của bé có biểu hiện không bình thường như sưng tấy hoặc chảy mủ, thì nên nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Mẹ bỉm cần chú ý không can thiệp vào cuống rốn nếu bé chậm rụng, vì sau khoảng hai tuần, cuống rốn sẽ tự rụng, để lại một màu hồng nhạt trên vùng rốn.

Có một số dấu hiệu cho thấy bé sắp rụng rốn mà mẹ bỉm có thể quan sát và nhận thấy như sau:

  • Vùng rốn trở nên khô, không còn ẩm ướt.
  • Rốn bắt đầu khô và chuyển từ màu hồng sang màu nâu xám, thậm chí có thể chuyển sang màu xanh.
  • Quá trình khô rốn ở trẻ sơ sinh kéo dài từ 6 đến 8 ngày và bắt đầu rụng từ ngày thứ 8 cho đến ngày thứ 15. Tuy nhiên, thời gian này có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và cách vệ sinh rốn của mẹ cho bé.

Mẹo dân gian khi trẻ rụng rốn để bé thêm thông minh, sáng dạ và khỏe mạnh

Có một số quan niệm dân gian cho rằng việc lưu giữ cuống rốn của bé có thể giúp bé phát triển thông minh, sáng dạ và khỏe mạnh hơn. Chính vì vậy mà trong dân gian từ ngàn xưa đến nay thì người xưa đã truyền nhau về việc thực hiện một số mẹo dân gian khi trẻ rụng rốn để ba mẹ ngày nay có thể áp dụng, cụ thể như sau.

Treo cuống rốn của bé lên trên bóng đèn để bàn hoặc trước gương

Một trong những mẹo dân gian phổ biến, được biết đến rộng rãi và được nhiều người tin tưởng áp dụng là treo cuống rốn lên đèn bàn, trước gương hoặc treo về phía có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Người xưa cho rằng nếu thực hiện theo cách này thì sẽ giúp bé con phát triển khỏe mạnh, thông minh và lanh lợi hơn trong tương lai sau này.

Cất cuống rốn của bé trong chiếc lọ thủy tinh và để trên đầu giường

Một mẹo dân gian khi trẻ rụng rốn khác được người xưa truyền lại và cũng được nhiều người thực hiện chính là đem phơi khô cuống rốn của bé ở nơi thoáng, tránh ẩm ướt để tránh tình trạng hỏng cuống rốn. Sau đó, đặt cuống rốn vào một chiếc lọ thủy tinh nhỏ, đậy kín nắp và cất trong tủ đầu giường ngủ của bé.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế thời nay cho rằng, sự thông minh của một người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như gen di truyền, dinh dưỡng, giáo dục và môi trường sống. Việc lưu giữ cuống rốn không có liên quan trực tiếp đến sự thông minh của bé.

Bên cạnh đó thì việc cuống rốn được tạo thành từ các tế bào mô và có thể phát sinh mùi khó chịu khi lưu giữ lâu. Đây cũng một môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, ruồi và muỗi phát triển. Khi treo cuống rốn lên, có thể ảnh hưởng tới chất lượng không khí xung quanh. Vì vậy, khi xem xét thực hiện mẹo này thì ba mẹ cần được để ý cẩn thận.

Chôn cuống rốn đã rụng của bé trong vườn

Một mẹo dân gian khi trẻ rụng rốn khác chính là chôn cuống rốn trong vườn hoặc bồn hoa, cùng với cuống rốn của các anh chị em khác trong gia đình. Theo quan niệm dân gian, việc làm này sẽ giúp gia tăng tình cảm gắn kết giữa anh chị em trong gia đình. Mặc dù chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh điều này, nhưng việc làm này cũng không gây hại gì và thường được thực hiện như một cách kỉ niệm đáng nhớ của các anh chị em trong gia đình.

Cách chăm sóc rốn bé sơ sinh đúng cách sau khi rụng

Chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh sau khi rụng là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo yếu tố vệ sinh và sự khô ráo của vùng này cho đến khi rốn bé có thể lành hoàn toàn (thường mất 1 đến 2 tuần sau khi rụng).

Để vệ sinh rốn cho bé, chuẩn bị sẵn các dụng cụ như cồn 70 độ, tăm bông vệ sinh và bông gòn sạch.

  • Bước đầu tiên là rửa sạch tay, sau đó sử dụng bông gòn tẩm cồn 70 độ, nhẹ nhẹ nhàng lau quanh vùng lỗ rốn và da xung quanh trong phạm vi khoảng 5cm. Để đảm bảo vệ sinh tốt nhất, hãy sử dụng bông gòn mới cho mỗi vùng da.
  • Trong quá trình vệ sinh, quan sát kỹ xem vùng rốn của bé có biểu hiện sưng, đỏ, chảy dịch, chảy máu, mùi lạ hay không. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào như vậy, đưa bé đến kiểm tra ngay để tránh tình trạng nhiễm khuẩn hoặc viêm nhiễm. Chăm sóc cẩn thận rốn bé sơ sinh sau khi rụng giúp bảo vệ sức khỏe của bé trong thời gian quan trọng này.
  • Sau khi vệ sinh rốn của bé, hãy để vùng rốn trẻ sơ sinh được thông thoáng để nhanh khô và lành vết thương. Khi đóng bỉm, hãy chú ý mặc dưới vùng rốn, tránh để bỉm cọ sát vào khu vực này, cũng như tránh tiếp xúc với chất thải của bé. Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái sẽ giúp bé cảm thấy thoáng mát và thoải mái hơn.

Dấu hiệu nhiễm trùng rốn mẹ cần lưu ý

Có rất ít trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn sau khi rụng. Thống kê chỉ cho thấy khoảng 1 trường hợp nhiễm trùng rốn trong 200 trường hợp rụng rốn ở trẻ sơ sinh. Mặc dù tỷ lệ này thấp, việc quan sát những dấu hiệu sau vẫn cực kỳ quan trọng, đặc biệt là khi bé rụng rốn sớm (khi đứt dây rốn sớm) hoặc khi bé sinh non hoặc nhẹ cân:

Rốn sưng đỏ, chảy máu nhiều và không ngừng (sau 10 phút ép vẫn chảy hoặc chảy nhiều hơn 3 lần/ngày).

Sau khi rụng rốn, nếu bạn thấy mảnh mô màu đỏ và có dịch màu vàng xuất hiện, có thể bé đã bị u hạt rốn. Hãy đưa bé đi kiểm tra tại các cơ sở y tế uy tín và tiến hành điều trị ngay. Nếu rốn rỉ dịch hoặc ẩm, có một ít mủ, hoặc nếu sau ba tuần vẫn chưa rụng rốn, cũng như đi kèm các dấu hiệu sau:

  • Sốt, không chịu bú, quấy khóc khi chạm vào da vùng rốn.
  • Ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Cuống rốn hoặc vùng xung quanh sưng phồng, có dịch mủ và mùi hôi.

Tất cả những dấu hiệu này đều cần sự chú ý và việc đưa bé đi kiểm tra ngay.

Tiến hành lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho trẻ ngay sau khi sinh

Trong khi một số mẹ sử dụng mẹo dân gian khi trẻ rụng rốn, nhiều gia đình gần đây đã lưu trữ tế bào gốc từ cuống rốn của bé, mặc dù việc này có chi phí cao.

Các tế bào gốc từ máu cuống rốn có thể được sử dụng trong trị liệu cho hơn 80 loại bệnh khác nhau, bao gồm nhiều loại bệnh về hệ tạo máu và các rối loạn miễn dịch di truyền như ung thư máu, u tủy, suy tủy, u lympho, Thalassemia (huyết tán), bệnh tiểu cầu và ly thượng bì.

Bằng việc đăng ký với bệnh viện trước khi sinh, mẹ có thể yêu cầu bác sĩ thu thập máu từ cuống rốn sau khi bé ra đời. Chi phí cụ thể cho việc bảo quản là khoảng 25 triệu đồng cho mỗi mẫu trong năm đầu tiên. Các năm tiếp theo, chi phí bảo quản thường rơi vào trung bình là khoảng 2,5 triệu đồng mỗi mẫu và việc lưu trữ sẽ kéo dài trong vòng 18 năm.

Kết luận

Các mẹo dân gian khi trẻ rụng rốn cần được xem xét kỹ càng trước khi thực hiện. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là chăm sóc vùng rốn của bé cẩn thận để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào lạ hay không bình thường, hãy đưa bé đến kiểm tra ngay và được điều trị kịp thời.

Related Posts

7 Mẹo Dân Gian Chữa Sốt Phát Ban Ở Trẻ

Khám Phá 7 Mẹo Dân Gian Chữa Sốt Phát Ban Ở Trẻ Đơn Giản và An Toàn

Sốt phát ban có thể nói là bệnh lý thường xuyên gặp ở trẻ em với nguyên nhân chính dến từ việc nhiễm virus đường hô hấp,…

Mẹo Dân Gian Giúp Mẹ Nhiều Sữa

TOP 10+ Mẹo Dân Gian Giúp Mẹ Nhiều Sữa

Khi vừa sinh con, các bà mẹ thường phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn khác nhau như cảm giác đau sau sinh, thời…

Mẹo Dân Gian Giúp Tóc Mọc Nhanh HIỆU QUẢ NHẤT Tại Nhà

TOP 16 Mẹo Dân Gian Giúp Tóc Mọc Nhanh HIỆU QUẢ NHẤT Tại Nhà

Bất kì ai cũng muốn sở hữu mái tóc dài, mềm mại và khỏe mạnh. Tuy nhiên đây không phải điều dễ dàng khi hiện tại tình…

Mẹo Dân Gian Khi Bị Bóng Đè HIỆU QUẢ NHẤT

TOP 6 Mẹo Dân Gian Khi Bị Bóng Đè HIỆU QUẢ NHẤT

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong duy trì sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, một số người gặp khó khăn trong việc ngủ…

Mẹo Dân Gian Chữa Gan Nhiễm Mỡ Tại Nhà HIỆU QUẢ NHANH NHẤT

Mẹo Dân Gian Chữa Gan Nhiễm Mỡ Tại Nhà HIỆU QUẢ NHANH NHẤT

Gan nhiễm mỡ là tình trạng có sự tích tụ quá mức chất béo trong mô gan. Nếu được phát hiện và điều trị đúng đắn từ…

Mẹo Dân Gian Chữa Đau Thần Kinh Tọa Giảm Đau Nhanh Nhất

Mẹo Dân Gian Chữa Đau Thần Kinh Tọa Giảm Đau Nhanh Nhất

Đau thần kinh tọa là một tình trạng đau rát và căng trên dọc theo đường dây thần kinh, thường xuất phát từ vùng thư phía dưới…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Index